CƠ XƯƠNG KHỚP ARITIS WATER – THUỐC XOA BÓP NGOÀI DA
Thành phần: Thuốc xoa bóp cơ xương khớp Aritis water – Thuốc nam dân tộc Dao có thành phần gồm loại thảo dược như: mã tiền, gấu tàu, hoa hồi, lá hoa tiên, quế chi, trầu không và nhiều vị thuốc gia truyền người Dao khác.
Công dụng: Điều trị đau khớp, đau mỏi lưng vai gáy, đau dây thần kình, bong gân, đau cơ do chấn thương hoặc tập thể thao, ngứa mẩn ngoài da do côn trùng cắn.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Ăn kiêng: Không ăn kiêng.
Đối tượng sử dụng: Sử dụng được cho mọi đối tượng.
Cách dùng: Mở nắp chai thuốc, dốc ngược lên rồi xóc nhẹ (không cần bóp) để nước thuốc nhỏ vào lòng bàn tay. Sau đó xoa – bóp đều lên các vùng cần trị liệu từ 5 – 10 phút, 3 lần/ngày.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Lưu ý: Tuyệt đối không được uống, không bôi lên vùng da bị lở loét, chảy máu. Để xa tầm tay trẻ em.
Để đạt được kết quả cao nhất bạn nên kết hợp sử dụng thuốc cùng tập thể dục theo các bài tập dưỡng sinh
Công dụng: Điều trị đau khớp, đau mỏi lưng vai gáy, đau dây thần kình, bong gân, đau cơ do chấn thương hoặc tập thể thao, ngứa mẩn ngoài da do côn trùng cắn.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Ăn kiêng: Không ăn kiêng.
Đối tượng sử dụng: Sử dụng được cho mọi đối tượng.
Cách dùng: Mở nắp chai thuốc, dốc ngược lên rồi xóc nhẹ (không cần bóp) để nước thuốc nhỏ vào lòng bàn tay. Sau đó xoa – bóp đều lên các vùng cần trị liệu từ 5 – 10 phút, 3 lần/ngày.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Lưu ý: Tuyệt đối không được uống, không bôi lên vùng da bị lở loét, chảy máu. Để xa tầm tay trẻ em.
Để đạt được kết quả cao nhất bạn nên kết hợp sử dụng thuốc cùng tập thể dục theo các bài tập dưỡng sinh
TÌM HIỂU VỀ ĐAU MỎI LƯNG VAI GÁY, ĐAU CƠ DO CHƠI THỂ THAO, ĐAU DÂY THẦN KINH
A – ĐAU MỎI LƯNG VAI GÁY
1. Đau mỏi cổ, lưng, vai, gáy là bệnh gì?Đau mỏi cổ, đau vai gáy là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Đa phần người bệnh thường chủ quan mà không hề biết rằng, các biểu hiện như đau 1 bên cổ, cứng vùng sau gáy, nhức mỏi vai đều là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp.
Tình trạng đau mỏi cổ, vai, gáy có những đặc điểm sau:
– Vùng cổ và vai gáy xuất hiện những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội kéo dài liên tục hoặc có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng sau đó sẽ bị tái phát lại.
– Những cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc lao động nặng. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau.
– Cơn đau cổ có thể lan rộng lên mang tai và thái dương, hoặc từ sau gáy lan xuống gây mỏi nhức vai, tê bì cánh tay gây cảm giác nặng nề, khó cử động.
– Mức độ đau sẽ tăng khi đi, đứng hoặc ngồi lâu, hoặc thay đổi thời tiết khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn và giảm dần khi nghỉ ngơi.
– Một số trường hợp đau có thể kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó nuốt. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, tinh thần và sức khỏe giảm sút…
2. Đau cổ, đau vai gáy xuất phát từ những nguyên nhân nào?
a, Nguyên nhân cơ học: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, trong số đó các thói quen như ngồi sai tư thế, ít vận động hay lao động quá sức là “thủ phạm” chính, trực tiếp gây ra tình trạng đau cổ, đau vai gáy. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ngủ nghiêng, gối đầu cao, tựa đầu vào ghế hoặc các trường hợp ngồi điều hòa, ngồi quạt hay tắm muộn làm cho lượng oxy cung cấp tới máu suy giảm, khí huyết bị ứ trệ, gây ra đau cứng vùng cổ và vai gáy.
b, Do một số bệnh lý về xương khớp: Đau cổ, mỏi và đau vai gáy là triệu chứng báo hiệu tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương, dính khớp bả vai, vẹo cột sống cổ bẩm sinh… Các bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể mất chức năng hoạt động.
c, Do tuổi tác: Đau mỏi cổ, đau vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa, khi mà tỷ lệ mắc bệnh, chủ yếu ở những đối tượng nhân viên văn phòng ngồi nhiều hoặc những người hay lái xe đường dài… Ngoài ra, từ tuổi trung niên trở đi, dần xuất hiện quá trình lão hóa, các mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi và từ đó có nguy cơ cao mắc bệnh.
B – ĐAU CƠ DO CHƠI THỂ THAO
1. Đau cơ là triệu chứng thường gặp sau khi chơi thể thao. Khi hoạt động mạnh, cơ làm việc ở trạng thái thiếu hụt ôxy và cơ thể phải sử dụng ôxy dự trữ, sản phẩm sinh ra từ quá trình đó là axit lactic. Nếu các bài tập thể thao không quá mạnh thì lượng axit lactic có thể dễ dàng được loại bỏ khỏi cơ qua đường máu. Nhưng nếu bạn tập quá sức thì axit lactic không kịp lọc khỏi cơ và bắt đầu kích thích các đầu dây thần kinh, làm xuất hiện cảm giác đau.2. Đau cơ do chơi thể thao xuất phát từ những nguyên nhân nào?
a, Vận động quá sức: Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau cơ bắp khi chơi thể thao.
b, Không khởi động trước khi vận động: đây là 1 trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau cơ khi chơi thể thao. Nhất là những người không thường xuyên chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe.
c, Chấn thương khi tập luyện: việc đau cơ bắp còn có thể xảy ra co bị chấn thương, các phần cơ bị va đập gây tổn thương các thành phần gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra.
3. Các loại đau cơ do chơi thể thao
a, Loại đau cơ thứ nhất xuất hiện khi bạn tập thể thao do tích tụ axit lactic, tăng lên theo khoảng thời gian bạn tập nhưng dần mất đi sau khi bạn ngừng nghỉ. Sau khi tập thể thao, lưu lượng máu đưa về các cơ nhiều hơn, tăng trương lực của cơ, và kết quả là các cơ ngày càng to lên.
b, Loại đau cơ thứ hai xuất hiện khi bạn tập thể thao do các vết rách rất nhỏ trong các sợi cơ, gọi là đau cơ chậm. Cơn đau xuất hiện sau đó một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2-3 ngày. Đau cơ kiểu này đi kèm theo viêm cơ. Nhưng bạn càng tập lâu thì hiện tượng đau cơ chậm này càng giảm dần.
4, Nên làm gì khi bị đau cơ?a, Không được ngừng tập, vì chính các bài tập thể thao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, chỉ có điều cần giảm cường độ của các bài tập.
b, Khi bị đau cơ bắp, nên massage. Sau khi tập thể thao, cơ bắp ở trong trạng thái co cứng, massage có tác dụng thư giãn các cơ bắp
c, Nên uống nhiều nước vì nước tham gia và tất cả mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp đưa các chất thải ra ngoài.
C – ĐAU DÂY THẦN KINH
1. Đau dây thần kinh, đau mãn tính phức tạp thường xuất phát từ một chấn thương hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh (dây thần kinh, tủy sống và não). Nó gây ra bởi các sợi thần kinh gây đau, sưng và đau.Tình trạng đau dây thần kinh có những đặc điểm sau:
– Biểu hiện phổ biến nhất mà nhiều người bị đau dây thần kinh cảm nhận được là có một cảm giác nóng, kết hợp với đau nhói. Tuy nhiên, các biểu hiện đau này cũng có thể rất khác nhau ở từng người.
– Người bệnh có thể mất đi một vài phản ứng, điển hình như rụt tay lại khỏi bếp lò nóng.
– Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện ở nhiều đối tượng bị đau dây thần kinh là: ngứa ran, tê, chân và kim; nhạy cảm với cảm ứng hoặc lạnh, cảm giác nghiền, đau sâu, đau, sưng, thay đổi nhiệt độ, sự đổi màu da, giống như cảm giác sốc.
– Nếu bạn có liên quan đến đau dây thần kinh, bạn có thể gặp phải tình trạng kém ngủ cũng như trầm cảm.
- Các vấn đề về giấc ngủ xuất hiện ở 88% những người bị đau do thần kinh.
- Hơn một nửa (55%) của những người bị đau do thần kinh nói rằng họ có cảm giác lo âu hoặc trầm cảm.
a, Đau thần kinh ngoại vi được gây ra bởi chấn thương hoặc trong điều kiện các sợi thần kinh bị hư hỏng trong khi bị bệnh tiểu đường, bệnh zona, thủy đậu, nhiễm HIV hoặc AIDS hoặc xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ bộ phận cơ thể.
b, Đau do thần kinh trung ương gây ra bởi một chấn thương, vết thương hoặc bệnh từ hệ thống thần kinh trung ương, chẳng hạn như đột quỵ, chấn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng, hoặc ung thư não hoặc tủy sống.