Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuội đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đòan tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của xum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết Đòan viên.
Đây là dịp thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, họ hàng. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng,…. Mỗi nơi một phong tục khác nhau vì vậy cách đón tết trung thu ở mỗi nơi cũng không hề giống nhau. Ở Hà Nội cũng vậy, vào dịp trung thu được quây quần bên nhau được ăn món bánh đúc om chua thức quà trung thu Hà Thành đặc biệt là điều đáng quý nhất với nhũng con người nơi đây
Trong mâm cỗ ngày Rằm tháng tám, bên cạnh những lễ vật không thể thiếu như mâm ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, cốm làng Vòng…nhiều gia đình Hà Nội vẫn tự làm thêm thức quà rất đặc biệt đó là “bánh đúc om chua”.
Ở những phố phường Hà Nội, ngày thường bánh đúc có thể dễ dàng mua ăn sáng hay ăn chơi. Bánh đúc với đủ loại: bánh đúc chấm tương, bánh đúc chan riêu cua, rau thơm, bánh đúc chấm mắm tôm, mật ong, mật mía thậm chí cả cá kho, thịt kho. Nhưng món bánh đúc om chua thì chỉ có đất Bưởi Hà Thành ngày Tết trung thu, khi mỗi gia đình tự tay làm mới có.
Ở những phố phường Hà Nội, ngày thường bánh đúc có thể dễ dàng mua ăn sáng hay ăn chơi. Bánh đúc với đủ loại: bánh đúc chấm tương, bánh đúc chan riêu cua, rau thơm, bánh đúc chấm mắm tôm, mật ong, mật mía thậm chí cả cá kho, thịt kho. Nhưng món bánh đúc om chua thì chỉ có đất Bưởi Hà Thành ngày Tết trung thu, khi mỗi gia đình tự tay làm mới có.
Trong kí ức của nhiều người dân đất Bưởi Hà Thành, đêm rằm Trung thu thường có cúng chay và cúng mặn. Nếu là cúng mặn, ngoài xôi, gà, các món xào, luộc thì không thể thiếu bánh đúc om chua, đây được xem là món truyền thống của mỗi gia đình, nếu thiếu thứ hương vị đặc trưng ấy, mâm cỗ đêm rằm đất Bưởi như thiếu đi một dư vị truyền thống.
Tháng tám bánh đúc om chua
Có cô thợ giấy ra mua miếng dừa
Hàng dừa nó đục nó cưa
Xí xa xí xoét miếng dừa trắng phau.
Có cô thợ giấy ra mua miếng dừa
Hàng dừa nó đục nó cưa
Xí xa xí xoét miếng dừa trắng phau.
(Vè cổ)
Gọi là bánh đúc om chua vì nó phi có hai thứ bánh đúc và món om chua. Bánh đúc thì thường là bột gạo tẻ (chọn thứ gạo ngon) quấy với nước vôi trong, có thêm nước giã lá gừng cho thơm và khi chín bánh có màu hi xanh, có cùi dừa giã nhỏ (hay lạc giã). Bánh đúc chín đổ ra mâm đồng hay mẹt có lót lá chuối, để nguội, khi ăn mới xắt miếng. Còn nồi om chua là "linh hồn" của món ăn này!
Nấu om chua gồm có thịt gà chặt miếng, cổ cánh gà, thịt chân giò lợn nướng qua chặt miếng, đậu phụ nướng thái miếng bằng nửa bao diêm, mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ, dừa thái miếng mỏng, tiết gà, một chút mắm tôm. Tất cả các thứ trên cho vào xoong (được nồi đất thì càng tốt) cho nước mẻ hay bỗng rượu vào ướp. Khỏang một tiếng đồng hồ sau cho thêm nước mắm, muối, bắc lên bếp đun. Khi đã sôi kỹ thêm gia vị, nếm cho vừa miệng rồi để nhỏ lửa đun âm ỷ. Bao giờ mọi thứ trong xoong (nồi) chín nhừ ngấm đều, nước om chua bốc mùi thm, nước om chua có mầu nâu nâu sanh sánh là được.
Gọi là bánh đúc om chua vì nó phi có hai thứ bánh đúc và món om chua. Bánh đúc thì thường là bột gạo tẻ (chọn thứ gạo ngon) quấy với nước vôi trong, có thêm nước giã lá gừng cho thơm và khi chín bánh có màu hi xanh, có cùi dừa giã nhỏ (hay lạc giã). Bánh đúc chín đổ ra mâm đồng hay mẹt có lót lá chuối, để nguội, khi ăn mới xắt miếng. Còn nồi om chua là "linh hồn" của món ăn này!
Nấu om chua gồm có thịt gà chặt miếng, cổ cánh gà, thịt chân giò lợn nướng qua chặt miếng, đậu phụ nướng thái miếng bằng nửa bao diêm, mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ, dừa thái miếng mỏng, tiết gà, một chút mắm tôm. Tất cả các thứ trên cho vào xoong (được nồi đất thì càng tốt) cho nước mẻ hay bỗng rượu vào ướp. Khỏang một tiếng đồng hồ sau cho thêm nước mắm, muối, bắc lên bếp đun. Khi đã sôi kỹ thêm gia vị, nếm cho vừa miệng rồi để nhỏ lửa đun âm ỷ. Bao giờ mọi thứ trong xoong (nồi) chín nhừ ngấm đều, nước om chua bốc mùi thm, nước om chua có mầu nâu nâu sanh sánh là được.
Khi ăn cho bánh đúc xắt miếng vào bát, gắp trong bát om chua mỗi thứ một miếng, rồi chan xâm xấp nước om chua lên, nhai nhẩn nha thong th mới tận hưởng cái ngon từng miếng!
Bánh đúc thì mềm nuột, thơm mùi lá gừng, sậm sựt của dừa. Thịt gà thơm, thịt chân giò không ngấy, đậu phụ bùi, mộc nhĩ giòn sần sật! Tất cả quyện hòa vào nhau. Chớ quên nuốt xong một miếng phi húp một chút nước om chua. Vừa ăn vừa húp thế mới "đã", làm cho cái cổ họng luôn đậm đà hưng vị!
Bánh đúc om chua hương vị thơm ngon đậm đà, không lẫn với món bánh đúc khác, đã thành món ăn độc đáo.
Còn gì thi vị và ấm cúng hơn, khi cả gia đình quay quần bên mâm cỗ đêm rằm, cùng ngắm trăng, cùng phá cỗ, cùng thưởng thức hương vị ngày lễ truyền thống.