Những con đường xác chết thường kéo dài vài nghìn km, vào giai đoạn cuối thời Trung Cổ những con đường này mang một nét đặc trưng và rất phổ biển ở miền nông thôn nước Anh.
Ở nước Anh, vào thời Trung Cổ, con đường mòn xác chết đóng vai trò quan trọng cho việc vận chuyển xác chết từ những cộng đồng xa xôi hẻo lánh đến nghĩa trang của thị trấn. Ngày nay, những con đường mòn kỳ lạ này vẫn tồn tại, người ta tin có những con ma và linh hồn lang thang đang cư ngụ đâu đó trên con đường xác chết.
Ở nước Anh, vào thời Trung Cổ, con đường mòn xác chết đóng vai trò quan trọng cho việc vận chuyển xác chết từ những cộng đồng xa xôi hẻo lánh đến nghĩa trang của thị trấn. Ngày nay, những con đường mòn kỳ lạ này vẫn tồn tại, người ta tin có những con ma và linh hồn lang thang đang cư ngụ đâu đó trên con đường xác chết.
Con đương xác chết quanh khu vực Hồ District |
Ngày nay, hình ảnh của các con đường xác chết ở Anh tràn ngập trong văn hóa dân gian và những câu chuyện ma quái, cũng như những nghi lễ được tổ chức thường xuyên tại các cửa sông và ngã tư đường để ngăn chặn các linh hồn người chết trở về.
Có quá nhiều câu chuyện mê tín dị đoan liên qua đến tuyến đường quan tài và xác chết. Để ngăn chặn người chết trở về, các tuyến đường xác chết thường phải băng qua địa hình núi non hiểm trở. Nhiều người tin rằng những linh hồn đi theo một đường thẳng, nên người ta thường thiết kế con đường xác chết lòng vòng. Đi qua những con sông, con suối, đầm lầy, vách đá, chạy thẳng trong núi, còn nếu tại thị trấn thì con đường xác chết phải đi qua những ngôi nhà nằm san sát nhau hay đi qua mê cung, ngã tư…để những linh hồn người chết bị mắc kẹt vào đó mà không thể đi qua được. Người ta phải làm như vậy để ngăn chặn người chết trở về ngôi nhà cũ ám ảnh gây nên nỗi sợ hãi cho người thân.
Mê tín dị đoan cũng thể hiện qua cách người ta khiêng xác. Đôi chân của xác chết phải hướng ra ngoài, không được đặt đối diện với ngôi nhà để ngăn chặn linh hồn nhớ đường mà quay trở về.
Có quá nhiều câu chuyện mê tín dị đoan liên qua đến tuyến đường quan tài và xác chết. Để ngăn chặn người chết trở về, các tuyến đường xác chết thường phải băng qua địa hình núi non hiểm trở. Nhiều người tin rằng những linh hồn đi theo một đường thẳng, nên người ta thường thiết kế con đường xác chết lòng vòng. Đi qua những con sông, con suối, đầm lầy, vách đá, chạy thẳng trong núi, còn nếu tại thị trấn thì con đường xác chết phải đi qua những ngôi nhà nằm san sát nhau hay đi qua mê cung, ngã tư…để những linh hồn người chết bị mắc kẹt vào đó mà không thể đi qua được. Người ta phải làm như vậy để ngăn chặn người chết trở về ngôi nhà cũ ám ảnh gây nên nỗi sợ hãi cho người thân.
Mê tín dị đoan cũng thể hiện qua cách người ta khiêng xác. Đôi chân của xác chết phải hướng ra ngoài, không được đặt đối diện với ngôi nhà để ngăn chặn linh hồn nhớ đường mà quay trở về.
Một số người còn cho rằng họ đã chứng kiến những ngọn nến hiện bóng hồn ma vất vưởng dọc theo những nhà thờ cũ và cũng như là sự xuất hiện của những ngọn lửa xanh cùng với tiếng thì thầm của một linh hồn nào đó như một điềm báo trước cái chết sắp xảy ra. Một phần vì trí tượng tưởng phong phú, một phần vì người ta liên tưởng đến vỡ kịch nổi tiếng “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare được truyền tai nhau một cách phổ biến vào những năm 1500.
Theo giải thích khoa học thì tiếng thầm thì, tiếng hú có thể là của những con chim cú mèo thường xuất hiện vào ban đêm, và sự xuất hiện của những ngọn lửa màu xanh mà người ta nhìn thấy có thể là những khí tồn tại trong tự nhiên, chẳng hạn như khí mêtan phát ra từ đầm do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, nhưng có điều ngày nay người ta vẫn khăng khăng đổ lỗi cho những linh hồn tinh nghịch chọc phá, cho rằng cảm quan của mình luôn đúng.
Theo giải thích khoa học thì tiếng thầm thì, tiếng hú có thể là của những con chim cú mèo thường xuất hiện vào ban đêm, và sự xuất hiện của những ngọn lửa màu xanh mà người ta nhìn thấy có thể là những khí tồn tại trong tự nhiên, chẳng hạn như khí mêtan phát ra từ đầm do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, nhưng có điều ngày nay người ta vẫn khăng khăng đổ lỗi cho những linh hồn tinh nghịch chọc phá, cho rằng cảm quan của mình luôn đúng.
Vào giai đoạn cuối thời trung cổ, dân số ở Anh bắt đầu tăng lên và đồng thời nở rộ những công trình xây dựng nhà thờ nhỏ mà dần xâm lấn diện tích cũng như uy quyền của những tòa giáo hội và thánh đường lớn. Quyền tự trị của họ đối với những vùng định cư xa trung tâm thị trấn có dấu hiệu suy yếu cả về mặt chính trị và kinh tế. Chính vì điều này đã thúc giục những tòa giáo xứ lớn bắt đầu thiết lập những con đường kết nối vùng xa xôi hẻo lánh với trung tâm giáo xứ để lấy lại quyền uy, đặc biệt là trong vấn đề chôn cất. Điều này đồng nghĩa với việc người ta phải vận chuyển xác chết qua một chặng đường dài, qua những địa hình núi non hiểm trở để đến nghĩa trang chôn cất. Thường thì thân nhân của người chết đó phải giàu có mới đủ tiền thuê xe ngựa vận chuyển quan tài, còn những gia đình nghèo khó thì thường phải khiêng quan tài bằng tay.
Trước tiên, quan tài phải được vận chuyển đến một trong những những tòa giáo xứ lớn trong thị trấn làm lễ sau đó mới chuyển đến nghĩa trang để chôn cất. Trên hành trình di chuyển quan tài nhọc nhằn còn phải tránh qua những cánh đồng nông nghiệp, vì người ta nghĩ rằng hình ảnh của cái chết giống như một lời nguyền rủa, sẽ làm cho cây trái và hoa màu tại khu vực nông nghiệp này chết hay không đạt được năng suất như mong muốn. Trong khi đó, cư dân ở những quốc gia châu Âu khác vẫn tin rằng việc chạm vào một xác chết bên trong quan tài sẽ cho phép linh hồn người chết mau chóng siêu thoát và mang lại may mắn cho những người còn sống.
Cuộc hành trình mang thi hài đến tòa giáo xứ trước khi đến nghĩa địa mai máng diễn ra một thời gian dài, mãi cho đến sau này những ngôi nhà thờ nhỏ được cấp quyền chôn cất tại địa phương thì hành trình này mới chấm dứt và những con đường mòn không còn được sử dụng nữa. Một số con đường mòn xác chết bị xóa sổ, một số rơi vào tình trạng lãng quên không người lui tới. Hiện nay chỉ còn lại một số tuyến đường xác chết có thể được xác định là nhờ vào tên như con đường giáo hội Ê-Cốt với hình ảnh cây thánh giá làm điểm móc, hay những cổ đá quan tài được sử dụng để làm nơi an táng của một xác chết và cho phép linh hồn cư ngụ tại khu vực đó. Ngày nay, con đường xác chết còn được gọi với nhiều cái tên khác như: con đường quan tài, con đường mai táng, con đường xác, con đường tang, con đường chôn cất.
Cuộc hành trình mang thi hài đến tòa giáo xứ trước khi đến nghĩa địa mai máng diễn ra một thời gian dài, mãi cho đến sau này những ngôi nhà thờ nhỏ được cấp quyền chôn cất tại địa phương thì hành trình này mới chấm dứt và những con đường mòn không còn được sử dụng nữa. Một số con đường mòn xác chết bị xóa sổ, một số rơi vào tình trạng lãng quên không người lui tới. Hiện nay chỉ còn lại một số tuyến đường xác chết có thể được xác định là nhờ vào tên như con đường giáo hội Ê-Cốt với hình ảnh cây thánh giá làm điểm móc, hay những cổ đá quan tài được sử dụng để làm nơi an táng của một xác chết và cho phép linh hồn cư ngụ tại khu vực đó. Ngày nay, con đường xác chết còn được gọi với nhiều cái tên khác như: con đường quan tài, con đường mai táng, con đường xác, con đường tang, con đường chôn cất.
Hình ảnh của những con đường xác chết ở Anh quốc:
Con đường xác chết ngang qua Hồ District.
|
Hồ District
|
Con đường giáo hội Ê - Cốt.
|
Con đường xác chết băng qua một con suối tại thị trấn nhỏ Galen Water (Anh) gần trị trấn Darvel của Scotland.
|
Mộ quan tài đá tại thị trấn End thuộc khu vực Hồ District. |
| ||
Cổng vào nghĩa trang - dấu tính của thời Trung Cổ.
|
Ngôi nhà thờ bên cạnh nghĩa địa thời Trung Cổ ở Wiltshire |
Tuệ Tâm