Tháng 9, cái nắng gắt của mùa hè đã bắt đầu dịu bớt, thảng
hoặc những trận mưa bão ì ầm làm dịu mát cái oi ả và những thửa ruộng bậc thang
đã vàng sẫm một màu, tạo nên một vẻ đẹp hiếm có trên miền Tây Bắc xa xôi.
Lúa vàng Tú Lệ.
Những thửa ruộng bậc thang được chăm chút bao đời của người
Mông đã bắt đầu ngả vàng trên các cánh đồng. Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm
ruộng ngay trên những sườn núi. Qua xuân, người ta phải chờ đến khi mưa xuống,
khi những thửa ruộng bậc thang ngập nước (gọi là mùa nước đổ), mới bắt tay vào
cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người
Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng,
người Pa Dí… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác.
Từ Hà Nội vượt qua đèo Khế để sang đất Yên Bái rồi từ đó, cứ theo con đường này
qua Nghĩa Lộ mà thẳng đến với Mù Cang Chải. Trước khi đến với những thửa ruộng
bậc thang ngút ngàn, hãy dừng chân lại Tú Lệ, thưởng thức xôi nếp nương với gà
đồi thơm phức, trước khi vượt con đèo Khau Phạ ngoằn nghoèo gần 20 km để đến
với xứ Mù.
Đường qua La Pán Tẩn và Chế Cu Nha, hai xã có những thửa ruộng đẹp nhất Mù Cang Chải, chẳng ai có thể đi qua ngay mà không dừng lại ngắm nhìn những kiệt tác của người H’Mông đang rực rỡ chờ ngày thu hoạch. Những cô cậu bé chăn trâu sát đường quốc lộ, đùa nghịch bên những hàng rào. Xa xa, vài chiếc lán được dựng để canh lúa. Người Mông sống trên cao, họ chỉ xuống để trông lúa rồi lại lên tít trên cao ở. Mảnh đất Yên Bái với những tầng đất dễ dàng sụt lở lại có những ruộng bậc thang vững chắc và tuyệt đẹp đến thế.
Đường qua La Pán Tẩn và Chế Cu Nha, hai xã có những thửa ruộng đẹp nhất Mù Cang Chải, chẳng ai có thể đi qua ngay mà không dừng lại ngắm nhìn những kiệt tác của người H’Mông đang rực rỡ chờ ngày thu hoạch. Những cô cậu bé chăn trâu sát đường quốc lộ, đùa nghịch bên những hàng rào. Xa xa, vài chiếc lán được dựng để canh lúa. Người Mông sống trên cao, họ chỉ xuống để trông lúa rồi lại lên tít trên cao ở. Mảnh đất Yên Bái với những tầng đất dễ dàng sụt lở lại có những ruộng bậc thang vững chắc và tuyệt đẹp đến thế.
Lúa vàng Cao Phạ, dưới chân đèo Khau Phạ.
Cả huyện
Mù Cang Chải có 2.200 ha ruộng bậc thang, trong đó tính cả ba xã La Pán Tẩn, Chế
Cu Nha và Dế Xu Phình thì diện tích ruộng bậc thang là 500 ha. 500 ha ruộng này
chính là di sản của người Mông được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng
vào ngày 18/10/2007, một danh thắng có lẽ là đặc biệt và độc đáo vào bậc nhất của
Việt Nam. Trong vòng bán kính trải rộng 20 km, các thửa ruộng được xếp đặt giữa
hai bên lưng chừng núi, thấp dần xuống tận dòng sông biếc xanh phía dưới.
Mùa lúa chín, cả con đường quốc lộ nhuộm một màu vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang trải rộng đến tận sát con suối dưới thung, của những khuôn mặt rạng rỡ mùa thu hoạch và của nắng vàng như mật. Khắp vùng thung lũng thơm mùi lúa mới, thấp thoáng trên cánh đồng bóng khăn xanh khăn đỏ trong biển lúa vàng.
Mùa lúa chín, cả con đường quốc lộ nhuộm một màu vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang trải rộng đến tận sát con suối dưới thung, của những khuôn mặt rạng rỡ mùa thu hoạch và của nắng vàng như mật. Khắp vùng thung lũng thơm mùi lúa mới, thấp thoáng trên cánh đồng bóng khăn xanh khăn đỏ trong biển lúa vàng.
Những bậc thang lên trời ở Mù Cang Chải.
Cuối chiều, cơn mưa bóng mây bất ngờ lướt qua và bầu trời lại
sáng bừng trong nắng, chiếc cầu vồng ngũ sắc tô điểm cho vẻ đẹp của Mù Cang
Chải, lấp lánh dưới biển vàng, trời xanh. Một khung cảnh trữ tình và đẹp đến
nao lòng người khách qua đường. Từ trên con đèo Khau Phạ, vùng thung lũng Tú Lệ
trải rộng tầm mắt, cảnh sắc thu vàng đẹp nhất trong năm của miền Tây Bắc xa
xôi.